Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Hồi ức Tết cung đình của một hoàng tộc nhà Nguyễn
Ở tuổi 85, liệt nửa người và phải đi lại bằng xe lăn, nhưng ông Nguyễn Phước Bảo Hiền, cháu gọi vua Duy Tân bằng bác, vẫn nhớ và kể rành rọt về Tết trong cung vua mà ông từng được tham dự.

 


Ngày cuối năm Tân Mão, trời Huế mưa tầm tã, trong căn nhà nhỏ cạnh di tích An Lăng, phường An Cựu (TP Huế, Thừa Thiên - Huế), ông Hiền ngồi trên xe lăn ra cửa nhà đón khách.


 


Lật dở từng trang nhật ký đã nhuốm màu úa vàng, ông Hiền cho biết cụ thân sinh là ông Nguyễn Phước Vĩnh Vũ (em vua Duy Tân). Lúc nhỏ ông Hiền sống với bà nội và 22 phi tần của vua Thành Thái tại An Lăng, nay là nơi thờ ba vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.


 


Ông Hiền kể, do Tết được tổ chức linh đình nên trước Tết cả tháng, cung nữ ở trong cung phải lo chuẩn bị đồ cúng cũng như các lễ phẩm phục vụ cho việc ăn Tết của vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu cũng như các hoàng tử, công chúa. Không khí trước Tết trong hoàng cung rất nhộn nhịp. Các cung điện, kỳ đài, cửa kinh thành đều treo cờ.


 











Ông Hiền say sưa kể về những món ăn trong cung đình mà mình tận tay phục dựng. Ảnh: Nguyễn Đông.

 


Mở đầu cho Tết là lễ Ban sóc, tức là lễ ban lịch năm mới, được tổ chức vào ngày 1/12 âm lịch. Lịch sau khi soạn được dâng cho nhà vua xem. Sau khi vua duyệt, Nội các ban lịch cho các quan tại khu vực trước và hai bên điện Thái Hòa phía sau cửa Ngọ Môn. Còn địa phương đến nhận lịch tại trụ sở các tỉnh để mọi người biết ngày tháng trong năm.


 


“Sau lễ Ban sóc là lễ Tiến xuân hay còn gọi là lễ cúng đất được tổ chức vào đúng tiết lập xuân, nhưng quan trọng hơn cả là lễ Phất thức được tổ chức vào khoảng ngày 20/12 âm lịch”, ông Hiền nói.


 


Ngồi trầm ngâm hồi tưởng về quá khứ, ông Hiền kể lễ Phất thức được hiểu là lau chùi ấn tỷ, bỏ vào rương hòm với ý nghĩa kiểm kê lại quốc bảo trong cung. Các quan đại thần được cử vào cung, lấy nước sông Hương chứa trong một cái bình đầy hoa thơm và dùng khăn đỏ để lau ấn tỷ. Sau lễ, triều đình sẽ nghỉ việc triều chính để tập trung ăn Tết.


 


Sau khi làm lễ tế cuối năm tại các miếu trong cung, 12h trưa ngày 30 Tết, vua ra ngự tại điện Thái Hòa phía sau cửa Ngọ môn làm Lễ thượng nêu (dựng cây tre đực được chặt bỏ cành, chỉ để lại phần ngọn) tại kinh thành, sau đó tại các phủ, miếu và dân chúng ngoài thành mới dựng nêu.


 











Điện Thái Hòa, nơi vua tổ chức lễ thiết triều sáng mùng 1 Tết. Ảnh: Nguyễn Đông.

 


Theo trí nhớ của ông Hiền, trên cây nêu trong cung, người ta treo cau trầu cùng nhiều vật phẩm quý khác. Những lễ vật cao quý từ khắp nơi trong cả nước cũng được bỏ trong một cái giỏ nhỏ, cột lên đầu cây tre.


 


“Đúng 7h sáng mùng 1 Tết trong hoàng cung cử hành lễ thiết triều tại điện Thái Hòa, nơi có đặt ngai vàng của vua. Các triều thần mặc lễ phục hội tụ về, đứng theo thứ tự lần lượt từ quan nhất phẩm trở xuống. Đội nhạc của cung đình đứng hầu”, ông Hiền kể.


 


Là nghi lễ quan trọng nhất nên khi vua đội mũ cửu long, người mặc hoàng bào, thắt đai ngọc lên ngồi ở ngai vàng, ở cửa Ngọ Môn nổi lên 3 hồi trống cùng tiếng súng Thần công nổ vang trời. “Sau khi đội nhạc tấu bài Lý bình, các quan cùng dâng những tờ hạ biểu (viết lời chúc phúc) và lạy đủ 5 lạy, đồng thanh tung hô: “Chúng thần cầu chúa thượng vạn tuế, vạn tuế”. Nghi lễ hết sức tôn nghiêm”, ông Hiền nhớ lại.


 


Sau lễ, theo lệ vua và các quan ai về nhà nấy. “Tuy nhiên đến thời vua Bảo Đại, do tiếp thu văn hóa phương Tây nên vua dẫn các quan cùng vị khách phương Tây vào điện Cần Chánh để mời mọi người một ly rượu sâm panh”, ông Hiền kể và cho biết thêm cũng dưới thời vị vua nhà Nguyễn cuối cùng này, lễ nghi trong cung vua vẫn giữ nhưng riêng khi ăn cỗ, nếu tục xưa vua chỉ ăn cỗ Tết một mình thì vua Bảo Đại lại ăn cùng mâm với vợ con.


 


Trong những ngày Tết, các vua Nguyễn thể hiện sự hiếu thảo bằng việc tổ chức lễ mừng Thái hậu. Các phi tần của vua Thành Thái cũng được vua Bảo Đại mời vào cung ăn Tết. Riêng con cháu hoàng tộc như ông Hiền lúc bấy giờ, ngày Tết được vào cung, thả sức chạy nhảy và được ăn những món ngon.


 











Ông Hiền ghi nhật ký về cung đình.

 


"Ngày đầu năm nhà vua mừng tuổi cho những người vào cung một đồng tiền vàng tùy theo thứ bậc. Riêng các quan đại thần được vua ban quà Tết, thường là bộ y phục hoặc một xấp vải dệt hoa để các quan tự may áo. Quà được bỏ trong những cái tráp thếp vàng chạm hình rồng rất đẹp”, ông Hiền nhớ lại.


 


Đến mùng 7 Tết, trong cung làm lễ hạ nêu, Tết mới kết thúc. Nhưng phải sau lễ “Khai ấn” vào thượng tuần tháng giêng, các công việc trong cung mới bắt đầu trở lại.


 


Từng được thưởng thức các món ngon ở hoàng cung, ông Hiền đã đề xuất phục dựng những món ăn cung đình và phối hợp với khách sạn Hương Giang thực hiện. Khách du lịch gần xa rất thích thú khi được thưởng thức các món ăn trong chốn hoàng cung trên chính mảnh đất cố đô.


 


Là trưởng họ Nguyễn Phước, ông Hiền đảm nhận việc lo hương khói cho ba vua ở An Lăng. Nay tuổi đã cao, liệt nửa người phải đi xe lăn, nhưng ngày nào ông cũng đẩy xe ra thắp hương cho vua. Mỗi khi có khách ghé thăm, những câu chuyện cung đình và ba vị vua yêu nước này lại được ông giới thiệu bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.


 


Ông Phan Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nhận xét việc làm của ông Bảo Hiền đã góp phần quan trọng để nhiều người ý thức được thế mạnh của Huế, góp phần thúc đẩy dịch vụ du lịch mang màu sắc cung đình phát triển.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Thịt mỡ – Dưa hành – Câu đối Tết  (18-01-2012)
    Sò mồng đầm Cù Mông (17-01-2012)
    Ngọt giòn dưa hành Đa Mai (15-01-2012)
    Bánh canh Trảng Bàng Ba Xi (14-01-2012)
    Chân giò nhồi thịt – món lạ mà quen (11-01-2012)
    Món ngon truyền thống ngày Tết (11-01-2012)
    Bún nước lèo cá lóc đâm (09-01-2012)
    Tây Ninh Quê Mình Đẹp Lắm (09-01-2012)
    Cơm lạ mà ngon (08-01-2012)
    Bánh canh ghẹ chả - món ngon xứ biển  (07-01-2012)
    Cuối năm, nồi bánh tét lại đỏ lửa (06-01-2012)
    Cá kèo kho dưa cải  (02-01-2012)
    Bánh chưng ngọt – vị Tết rất riêng  (31-12-2011)
    Dân dã củ mì tinh luộc (29-12-2011)
    Bầu – từ món ăn dân dã trở thành đặc sản (27-12-2011)
    Món ngon từ cá leo (22-12-2011)
    Món Nham xứ Thanh (21-12-2011)
    Khám phá gỏi mãng cầu xiêm đất phương Nam (19-12-2011)
    Nem lụi xứ Quảng  (17-12-2011)
    Sài Gòn ốc lác nướng tiêu (10-12-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152875027.